Giải Ngân Là Gì? Quy Trình Giải Ngân Của Ngân Hàng Khi Vay Vốn

Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân tại ngân hàng cụ thể ra sao? Và cần những giấy tờ gì trong quá trình giải ngân là những câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm trong quá trình vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tài chính. 

Hiểu được tâm lý đó, bài viết dưới đây MONTOP.VN sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi này một cách chi tiết và cụ thể nhất. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Giải Ngân Là Gì?

Giải ngân là gì
Giải ngân là gì

Giải ngân là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng thường xuyên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Giải ngân tức có nghĩa ngân hàng hoặc đơn vị tài chính chuyển số tiền theo hợp đồng mà khách hàng đã đăng ký vay vốn trước đó.  

Hay nói cách khác, giải ngân là việc dành một khoản tiền theo hợp đồng ký kết giữa khách hàng và bên cho vay. Tùy vào nhu cầu nhận tiền bằng hình thức online hoặc trực tiếp, đơn vị cho vay sẽ tiến hành xuất tiền sau khi hoàn thành các thủ tục vay vốn. 

Dựa theo hợp đồng đã thỏa thuận, giải ngân có thể được thực hiện 1 lần hoặc chia làm nhiều lần.

Xem thêm: CIC Là Gì? 4 Cách Tra Cứu CIC Cá Nhân Online Nhanh Chóng Tại Nhà

Các Hình Thức Giải Ngân Hiện Nay

Hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính đang triển khai 2 hình thức giải ngân chính, đó là:

Giải ngân phong tỏa

Giải ngân phong tỏa được áp dụng trong các trường hợp khách hàng cần vay vốn nhằm mục tiêu mua sắm tiêu dùng: Mua bất động sản, mua ô tô, mua điện máy, mua hàng hóa,… Số tiền được giải ngân sẽ được sử dụng để hoàn thành việc mua sắm hàng hóa nhưng không thể rút ra ngay sau khi giải ngân. 

Giải ngân phong tỏa được đánh giá là hình thức giải ngân an toàn đối với cả bên cho vay và bên khách hàng. Áp dụng giải ngân phong tỏa giúp ngân hàng không bị thất thoát khoản vay và người vay vẫn được sử dụng vốn vay một cách đầy đủ hồ sơ pháp lý, dễ dàng đăng ký sang tên tài sản.

Giải ngân không phong tỏa

Giải ngân phong tỏa là hình thức giải ngân mà sau khi vay vốn, khách hàng có thể rút tiền ngay lập tức từ tài khoản để chi tiêu. Giải ngân phong tỏa được sử dụng phổ biến trong các quá trình vay tín chấp, hạn mức từ 10 – 500 triệu một cách nhanh chóng, thuận lợi. 

Giải ngân không phong tỏa thường được áp dụng tại một số chi nhánh, ngân hàng, đơn vị tài chính đối với khoản vay nhỏ. Do đây là hình thức chứa đựng nhiều rủi ro nên một số ngân hàng còn yêu cầu xác minh khả năng sang tên và khách hàng cần đóng thêm một khoản phí mới được giải ngân. 

Hồ Sơ Giải Ngân Vay Vốn Gồm Những Gì?

Hồ sơ giải ngân khi vay vốn
Hồ sơ giải ngân khi vay vốn

Để được giải ngân khoản vay, khách hàng cần chuẩn bị các loại giấy tờ thủ tục sau đây: 

  • Hồ sơ pháp lý: Bao gồm CMND/CCCD, hộ chiếu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê lương, quyết định bổ nhiệm, giấy phép đăng ký kinh doanh, hóa đơn bán hàng, giấy tờ chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê,…
  • Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn: Hợp đồng đặt cọc, mua bán, thông báo nộp tiền, giấy tờ dự toán chi phí, nhu cầu vốn tương lai, báo cáo tài chính,…
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: Sổ đỏ/sổ hồng, giấy đăng ký xe nếu tài sản thế chấp là ô tô,… Bên cạnh đó là CMND, sổ hổ khẩu nếu tài sản thuộc về bên thứ 3.

Quy Trình Giải Ngân Của Ngân Hàng Khi Vay Vốn

Bản chất của quy trình giải ngân của ngân hàng chính là quy trình vay vốn. Dưới đây là quy trình giải ngân chi tiết các bạn có thể tham khảo:

Quy trình giải ngân của ngân hàng
Quy trình giải ngân của ngân hàng

Bước 1: Đăng ký vay vốn và xác thực thông tin

Trước khi tiến hành vay vốn, các bạn cần kê khai các thông tin cần thiết tại ngân hàng bao gồm: Thông tin cá nhân, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng chi trả khoản vay, tài sản thế chấp là gì,… Sau đó, nhân viên ngân hàng sẽ tiếp nhận và xác thực thông tin khách hàng cung cấp.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Ngân hàng sẽ đưa ra những yêu cầu về hồ sơ và thủ tục, bạn cần chuẩn bị cẩn thận và chính xác. Vì đây sẽ là yếu tố tiên quyết để xác nhận xem bạn có đủ khả năng được vay vốn hay không. Các loại giấy tờ cần có khi vay đã được chia sẻ trong phần trên của bài viết.

Bước 3: Thẩm định

Sau khi khách hàng cung cấp các loại giấy tờ theo yêu cầu của ngân hàng, chuyên viên tín dụng sẽ xem xét tính chính xác, đối chiếu và xác minh thông tin. Nếu cần bổ sung hồ sơ, tại bước này bạn sẽ được yêu cầu bổ sung để hoàn tất.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Nếu các thông tin của các bạn đảm bảo được những tiêu chí ngân hàng đưa ra, cấp có thẩm quyền cao hơn sẽ tiến hành phê duyệt. Dựa vào những thông tin các bạn cung cấp, khoản vay có thể được đồng ý hoặc từ chối và thông báo tới khách hàng.

Bước 5: Giải ngân khoản vay

Sau khi khoản vay được phê duyệt, bạn sẽ được giải ngân theo số tiền đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Tùy vào trường hợp vay vốn, khoản vay có thể được giải ngân một hoặc nhiều lần.

Xem thêm: Vay Ngắn Hạn Là Gì? Các Hình Thức Vay Ngắn Hạn Phổ Biến

Lưu Ý Quan Trọng Khi Làm Thủ Tục Giải Ngân

Khi làm thủ tục giải ngân, khách hàng cần chú ý những vấn đề sau đây để khoản vay nhanh chóng đến tay và đảm bảo an toàn: 

  • Luôn cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin được yêu cầu để bước thẩm định diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Sắp xếp thời gian đến ngân hàng theo quy định trong thời gian đăng ký vay để làm thủ tục thuận lợi hơn.
  • Tìm hiểu kỹ các thông tin về khoản vay trước khi ký kết hợp đồng vay vốn.
  • Nghiên cứu và lựa chọn khoản vay phù hợp với khả năng tài chính để đảm bảo khả năng chi trả.

Xem thêm: Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì? Có Được Trả Lại Không?

Một số thuật ngữ cơ bản trong giải ngân

Sau khi hiểu được giải ngân là gì, các bạn cần hiểu thêm một số thuật ngữ cơ bản trong giải ngân như sau: 

  • Room giải ngân: Là hạn mức cho vay của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó.
  • Lũy kế giải ngân: Là tổng hợp số tiền được giải ngân trong một thời gian nhất định được thông kê lại.
  • Nghiệp vụ giải ngân: Là toàn bộ quá trình khách hàng hoàn thành điều kiện giải ngân để các đơn vị tài chính giải ngân nguồn vốn vay.
  • Điều kiện giải ngân: Là quá trình đơn vị cho vay ra quyết định giải ngân khi khách hàng đã đảm bảo được tất cả yêu cầu vay tiền được đưa ra, có cơ sở hợp lý, vững chắc. 
  • Tiền để giải ngân: Từ quyết định dự trù nguồn tiền vốn sinh ra.
  • Bên thụ hưởng: Là bên khách hàng nhận tiền.
  • Bên quản lý tiền: Là đơn vị nhận lệnh xuất tiền, chuyển tiền cho bên thụ hưởng theo quyết định giải ngân. 
  • Giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa: Là 2 hình thức giải ngân phổ biến nhất hiện nay. Giải ngân phong tỏa được áp dụng nhiều hơn trong hoạt động vay vốn.

Tổng Kết

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi giải ngân là gì, quy trình giải ngân chi tiết ra sao. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ, các bạn sẽ đưa ra được quyết định vay vốn và quy trình giải ngân khoản vay sẽ diễn ra thuận lợi như mong muốn. Chúc các bạn thành công!

Thông tin được biên tập bởi: Montop.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: